Công nghiệp Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Một nhà máy sản xuất ô tô ở CHDCND Triều TiênMột nhà máy luyện kim hiện đại tại CHDCND Triều Tiên

CHDCND Triều Tiên vẫn là một quốc gia công nghiệp, các ngành công nghiệp chiếm gần nửa GDP của cả nước, phần còn lại được chia cho nông nghiệp và dịch vụ, trong đó, sản lượng xuất khẩu chính của nền kinh tế dựa vào ngành khai thác khoáng sản, dệt mayluyện kim.[72] Các ngành công nghiệp chính của CHDCND Triều Tiên là sản phẩm quân sự, thiết bị quân sự, chế tạo máy, năng lượng, điện năng, hóa chất, khai thác mỏ, chế biến thực phẩmdu lịch (công nghiệp không khói). Sản phẩm chủ lực của nước này là khoáng sản, xuất khẩu kim loại, sản phẩm luyện kim, vũ khí, dệt may, sản phẩm nông sản, thủy hải sản (đã qua sơ chế), dầu khí, than, máy và thiết bị. Ước tính công nghiệp đóng góp gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội, theo sau là dịch vụ và nông nghiệp[73][74] Những trang thiết bị công nghiệp của Triều Tiên bị lạc hậu, nguyên nhân là do nhiều năm liền thiếu tiền đầu tư mua mới, không có phụ tùng thay thế và bảo dưỡng không tốt. Do vậy, việc hiện đại hóa các nhà máy đang là ưu tiên cao của ban lãnh đạo nước này.

Tuy nhiên, cũng như nền nông nghiệp vốn mang nặng tính phụ thuộc, CHDCND Triều Tiên có nguồn cung cấp dầu mỏ đa dạng đó là từ Trung Quốc, nhưng nước này cung cấp đến khoảng 80% nhiên liệu ở CHDCND Triều Tiên, IranIndonesia cung cấp phần còn lại. Nếu Trung Quốc đe doạ hạn chế cung cấp nhiên liệu thì CHDCND Triều Tiên cũng vẫn còn những nguồn cung cấp khác, chưa kể cũng có thể đã dự trữ nhiên liệu diesel mà Hàn Quốc cung cấp từ năm 2004.[10] Nền công nghiệp của Bắc Triều Tiên không phát triển đạt tới mức tiềm năng do thiếu nguyên vật liệu đầu vào vì bị cấm vận. Những ngành công nghiệp chính của CHDCND Triều Tiên đã chịu tác động bất lợi từ thời tiết xấu, tình trạng thiếu năng lượng và nguyên vật liệu thô, cũng như lệnh trừng phạt kinh tế quốc tế dẫn đến việc sản xuất công nghiệp đóng góp 22% GDP của CHDCND Triều Tiên so với mức 31% ở Hàn Quốc.[59] Dù kinh tế khó khăn nhưng CHDCND Triều Tiên có nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật và quân sự, họ có thể tự chế tạo xe tăng, tàu ngầm cỡ nhỏ, tên lửa đạn đạo và cả bom nguyên tử.

Thủ đô Bình Nhưỡng là trung tâm công nghiệp của đất nước với các ngành như cơ khí, dệt may, điện tử, công nghệ thực phẩm. Vào đầu thập niên 1990, kinh tế thủ đô đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi bị mất các bạn hàng truyền thống. Sản lượng công nghiệp của thành phố đã từng suy giảm ở mức 5% mỗi năm cho đến tận năm 2000. Theo một số ước tính của phương Tây, trong thập niên 1990, có một nửa số nhà máy đã bị đóng cửa, một số nguồn còn đưa ra con số 90%. Nguồn điện cung cấp cho Bình Nhưỡng chủ yếu đến từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và các lò phản ứng plutonium. Kể từ khi các nhà máy này hoạt động gián đoạn thì nguồn điện dược cung cấp theo số lượng cố định. Kết quả là thủ đô hầu như tắt hết đèn điện vào ban đêm. Các địa điểm quan trọng như khu ngoại giao đoàn, các tòa nhà chính quyền, khách sạn cho người nước ngoài, các doanh trại quân đội và hệ thống chiếu sáng tại các đài tưởng niệm Kim Nhật Thành có nguồn cung cấp điện riêng. Trước đây, ở thủ đô Bình Nhưỡng, mất điện trước đây là chuyện cơm bữa, nhưng giờ đây ít xảy ra hơn[10] Thành phố cung có các đường ống ngầm để sưởi ấm đến từng căn hộ, từng tòa nhà, tuy nhiên, một lượng nhiệt đáng kể bị tiêu hao dọc chiều dài đường ống.

Tình hình

Trước năm 1945, CHDCND Triều Tiên là một quốc gia công nghiệp.[11] Từ những năm 1960, đến đầu những năm 1990, CHDCND Triều Tiên có chính sách tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹnông nghiệp. Các ngành công nghiệp luyện kim, điện lực, khai thác thanvận tải đường sắt được Ðảng Lao động Triều Tiên xác định là những lĩnh vực ưu tiên phát triển, nhằm bảo đảm vững chắc công cuộc xây dựng kinh tế và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Cũng trong những năm 1960 đến đầu những năm 1990, CHDCND Triều Tiên đã tranh thủ viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.[55] Lúc này, kinh tế CHDCND Triều Tiên chủ yếu dựa vào công nghiệp nặng và cho đến giữa thập niên 1970, CHDCND Triều Tiên vẫn là một trong hai quốc gia công nghiệp chính tại châu Á, cùng với Nhật Bản, thêm vào đó, dù không phải thành viên chính thức, Triều Tiên vẫn hưởng lợi từ Hội đồng tương trợ kinh tế của Liên Xô (SEV).[75]

Một giây chuyền sản xuất tại CHDCND Triều Tiên

Ðảng Lao động Triều Tiên đã sử dụng phương thức lãnh đạo truyền thống là phát hiện những tấm gương điển hình tiên tiến tại các địa phương, nhà máy, công trường, cơ sở sản xuất..., sau đó nhân rộng ra khắp đất nước, nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, Ðảng Lao động Triều Tiên đã phát động phong trào tinh thần Cang-ki trong nhân dân thành phố Cang-ki và đưa công nghệ điểu khiển tự động bằng máy tính (CNC) - mũi nhọn của ngành công nghiệp cơ khí vào tỉnh Gia-cang, rồi từ đó nhân rộng ra toàn quốc. Theo nhà báo Bùi Tín, người đã tới CHDCND Triều Tiên hồi năm 1988 khi đến Bình Nhưỡng dự cuộc họp quốc tế Các nước không Liên kết trong 1 tuần lễ thì ông nhận thấy các xe bus công cộng, các máy thu thanh, truyền hình… dù là của Nhật, Đức, Pháp, Mỹ, Anh… mang nhãn hiệu các nước đều bị gỡ ra, thay hết bằng các nhãn của Triều Tiên như Thiên Lý Mã, Bạch Đầu Sơn, Hoa Mẫu Đơn, Nhảy Vọt, Núi Kim Cương, Doutchjé[76].

Qua quá trình xây dựng, CHDCND Triều Tiên đã đạt được một số thành tựu trong các ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, luyện kim, hoá chất, xây dựng cơ bản, công nghiệp quốc phòng.[43] Dựa trên các ước tính vào năm 2002, ngành chiếm ưu thế trong nền kinh tế CHDCND Triều Tiên là ngành công nghiệp (43,1%) theo sau bởi các ngành dịch vụ (33,6%) và nông nghiệp (23,3%). Năm 2004 người ta ước tính rằng nông nghiệp sử dụng 37% lực lượng lao động trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ sử dụng 63% còn lại. Ngành công nghiệp chính bao gồm các sản phẩm quân sự, chế tạo máy, điện, hóa chất, khai thác mỏ, luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm và du lịch. Khai thác và chế biến quặng sắt cùng than là lĩnh vực mà CHDCND Triều Tiên thực hiện tốt hơn nhiều so với người láng giềng Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên khai thác và sản xuất với sản lượng lớn hơn 10 lần cho mỗi loại hàng hóa[77]

Để tăng cường sản xuất điện, từ trung ương đến địa phương của CHDCND Triều Tiên đã đầu tư xây dựng mới một số nhà máy điện cỡ lớn và hàng nghìn nhà máy điện vừa và nhỏ ở các địa phương. Hiện nay việc xây dựng nhà máy thủy điện lớn Yan Chuan đang tiến triển thuận lợi, năm 2012 đã khánh thành giúp giải quyết tình hình thiếu điện của nền công nghiệp.

Năm 2009, CHDCND Triều Tiên hoàn thành dây chuyền sản xuất gang thép không dùng than cốcsắt vụn, và toàn bộ các ngành công nghiệp đã bắt đầu đưa vào sử dụng công nghệ CNC với trình độ tiên tiến. Từ năm 2010, dựa trên nguyên liệu và công nghệ trong nước, loại sợi hóa chất vi-na-lon và phân hóa học đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt tuy nhiên thực trạng chung là ngành công nghiệp nhẹ còn yếu và kỹ thuật lạc hậu.[43] Năm 2009, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng, sản lượng công nghiệp của CHDCND Triều Tiên đã tăng 11% so với năm 2008, ngành than, luyện kim, cơ khí, hoá học, xây dựng, công nghiệp nhẹ và lâm nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2010, Chính phủ CHDCND Triều Tiên đặt ra nhiệm vụ trọng tâm của công tác kinh tế năm 2010 là đưa công nghiệp nhẹ và nông nghiệp trở thành trận tuyến mũi nhọn của toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ yêu cầu các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ sản xuất vượt kỳ hạn những mặt hàng thiết yếu đảm bảo cho sinh hoạt, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.[43]

Khai khoáng

CHDCND Triều Tiên với nền kinh tế tập trung, vẫn có một ngành công nghiệp nặng, và cũng có đáng kể nguồn tài nguyên và khoáng sản, bao gồm mỏ vàng quặng vàng, quặng sắt và hàng loạt loại đất hiếm cũng như uranium.[11] CHDCND Triều Tiên từng được phương Tây xếp đứng thứ 18 trong các nước sản xuất sắtkẽm nhiều nhất, hạng 22 về than. Ngoài ra CHDCND Triều Tiên còn đứng hạng 15 về sản xuất fluorit, hạng 12 về sản xuất đồngmuối tại châu Á. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn khác trong sản xuất bao gồm chì, wolfram, than chì, magiê, vàng, pyrit, fluoritthủy điện[1] Từ năm 1910 đến năm 1945, người Nhật đã khai thác một số mỏ khoáng sản tại CHDCND Triều Tiên, và theo họ một số mỏ này có trữ lượng lớn chưa từng thấy trên thế giới. Ngoài ra, phía CHDCND Triều Tiên còn cho biết nước này có rất nhiều khoáng sản quý hiếm, trong số đó có cả một số chất quý hiếm sử dụng trong công nghệ cao như thiếc, molypđen, chìđồng.[78] Hàn Quốc cũng nhận định CHDCND Triều Tiên có nguồn tài nguyên khá lớn với hơn 200 loại khoáng sản khác nhau. Trong số đó, dự trữ than đá, quặng sắt, magie, wolfram, vàng, kẽm, quặng đồngthan chì là lớn nhất. Riêng lượng dự trữ magnesi, CHDCND Triều Tiên đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc trong khi lượng dự trữ wolfram chốt ở vị trí thứ 6 thế giới

Trữ lượng đất hiếm ở CHDCND Triều Tiên có thể lên đến 20 triệu tấn

Theo thông tin thăm dò từ Hàn Quốc, nguồn tài nguyên trong lòng đất trên lãnh thổ CHDCND Triều Tiên rất phong phú, có trị giá lên đến 6.300 tỷ đô la.[79] trong đó trữ lượng đất hiếm của Triều Tiên có thể lên tới 20 triệu tấn và ước lượng giá trị lên đến 6.000 tỷ USD,[80] ngoài đất hiếm, trữ lượng các loại khoáng sản khác như vàng, kẽm, magnesi carbonate tại Triều Tiên cũng khá lớn. Theo các dự báo, CHDCND Triều Tiên có thể thu được hàng nghìn tỷ USD từ nguồn khoáng sản đặc biệt là Đất hiếm có thể thay đổi vận mệnh của CHDCND Triều Tiên. Nếu CHDCND Triều Tiên sẵn sàng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, nguồn cung đất hiếm cũng như nguồn khoáng sản dồi dào của nước này có thể tạo nên sự thay đổi to lớn, đất hiếm đặc biệt hấp dẫn đối với Đài Loan, Nhật Bản, nếu khai thác tốt, CHDCND Triều Tiên sẽ trở thành nơi thu hút đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác.[81]

Khai thác mỏ là ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế CHDCND Triều Tiên và khoáng chất được xem là mặt hàng xuất khẩu sinh lợi cao nhất của quốc gia này. Nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên phụ thuộc chặt chẽ vào khoáng sản, những năm qua, khoáng sản chiếm 58% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Chính sách của CHDCND Triều Tiên muốn bán khoáng sản vì chúng không được sử dụng nhiều ở trong nước trong khi đó, Bắc Triều Tiên cần cân bằng lượng than anthracite mà họ xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ với lượng than mà họ cần để duy trì hoạt động của nhiều nhà máy trong nước, nhưng Bình Nhưỡng lại không dựa vào vàng để thực hiện bất kỳ mục tiêu phát triển nào[81]

Tuy nhiên, sản lượng khai thác khoảng sản của CHDCND Triều Tiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thậm chí sản lượng khai thác còn giảm đáng kể từ đầu những năm 1990. Các cơ sở khai thác khoáng sản hiện có của CHDCND Triều Tiên được cho là chỉ hoạt động dưới 30% công suất. Một nguyên nhân khác là sự thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khai khoáng, nhất là các xe tải hạng nặng, máy khoan các loại cũng như hệ thống băng tải. Mặc dù tiềm năng xuất khẩu của đất hiếm rất lớn, ngành khai thác khoáng sản Triều Tiên hiện vẫn kém phát triển và các sản phẩm khai thác được bán với giá thấp. Theo ước tính, trung bình, các ngành khai thác mỏ ở CHDCND Triều Tiên mới chỉ hoạt động ở mức dưới 30% công suất. Nhiều mỏ khai thác cần được phục hồi hoặc không có nguồn cung cấp điện ổn định. Nhiều thiết bị khai thác ra đời từ thời chiến tranh lạnh và đến nay người ta không còn sản xuất chúng nữa, chứ chưa nói gì đến việc chúng được sử dụng ở các nơi khác trên thế giới. Nhiều mỏ bị thiệt hại nặng nề trong thảm họa môi trường từ năm 1990 song đến nay vẫn chưa được sửa chữa. Triều Tiên thiếu nguồn lực trong nước để tái phát triển những mỏ này,[82] Bình Nhưỡng phải dựa vào đầu tư nước ngoài nhằm tăng sản lượng khai thác khoáng sản[81]

Một nhà máy khai khoáng tại CHDCND Triều Tiên

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt điện và sự xuống cấp của mạng lưới cung cấp điện cũng đang cản trở đáng kể đến hoạt động khai thác tại các mỏ khoáng sản. Thậm chí, mạng lưới điện ở đây xuống cấp đến mức khiến các mỏ khai khoáng không thể vận hành được nhiều thiết bị thiết yếu. Chính phủ CHDCND Triều Tiên bắt đầu chiến dịch đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa công nghệ khai khoáng, nâng cao sản lượng khai thác và tích cực tìm kiếm nguồn tài nguyên khoáng sản mới. Đồng thời các nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng bày tỏ sự quan tâm đến công cuộc đổi mới công nghệ khai thác mỏ bao gồm công nghệ lọc, tách khoáng sản thô cũng như khoáng sản kim loại quý hiếm.

Trong công nghiệp khai khoáng, các công ty nước ngoài đến từ các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Mỹ, BelarusAnh (không kể Hàn Quốc) đang tham gia khoảng 25 dự án khai thác khoáng sản ở Triều Tiên. CHDCND Triều Tiên cũng đã có nhiều hợp tác với Trung Quốc, giúp Trung Quốc có thêm lợi ích về mặt kinh tế với thỏa thuận khai thác tài nguyên quặng mỏ của CHDCND Triều Tiên được ký kết. Bình Nhưỡng đã ký với Bắc Kinh một thỏa thuận cho phép các công ty Trung Quốc tiến hành việc thăm dò trên lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để khám phá tiềm năng khoáng sản được cho là rất dồi dào tại CHDCND Triều Tiên. Thỏa thuận bao gồm một danh sách chi tiết của các mỏ cần khai thác, trong đó có cả mỏ vàng, mỏ than đá và mỏ đất hiếm. Theo thỏa thuận này, hai nước đồng minh sẽ thành lập một công ty đặt trụ sở tại Hồng Kông nhằm tìm cách thu hút các nhóm đầu tư tư nhân ở Trung Quốc.[79] Việc khai thác đặt cơ sở gần khu mỏ quặng sắt lớn Musan, với trữ lượng ước tính là bảy tỷ tấn, khu mỏ này đã thu hút sự quan tâm của Trung Quốc cũng như các tài nguyên khác mà rất Bắc Kinh cần để nuôi dưỡng nền kinh tế Trung Quốc.[79]

Tuy vậy, xét chung thì đầu tư nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực khai khoáng nói riêng ở CHDCND Triều Tiên vẫn duy trì ở mức thấp. Nguyên do xuất phát từ cơ chế, chính sách của Bình Nhưỡng gây ra nhiều khó khăn và cản trở các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty đến từ châu Âu và Mỹ tham gia vào các hoạt động khai thác. Quyền lợi đối với các nhà đầu tư, xuất khẩu nước ngoài thường không được quy định rõ ràng. Các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến các thỏa thuận hợp tác, kinh doanh trong lĩnh vực này rất mơ hồ, thậm chí không có các chỉ dẫn cơ bản về các dự án khai khoáng và sẽ không cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài mà không có các thỏa thuận đầu tư trước. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn trong việc quản lý các công ty liên doanh với chính phủ nước này.

Sản xuất xe hơi

CHDCND Triều Tiên không tham gia vào Ủy ban Công nghiệp của Liên hợp quốc nên những thông tin về ngành công nghiệp ô tô của nước này rất hạn chế. CHDCND Triều Tiên có khả năng sản xuất 40.000 đến 50.000 xe một năm và trong cuối những năm 2000, chỉ vài nghìn xe được sản xuất do hậu quả của suy thoái kinh tế.[83] CHDCND Triều Tiên có duy nhất một doanh nghiệp sản xuất ôtô đó là Pyeonghwa Motors.[84] CHDCND Triều Tiên còn một số hãng xe khác như Pyongsang Auto Works. Đây là nhà máy được thành lập từ năm 1968, chủ yếu sản xuất một số xe SUV và xe tải nhẹ. Tại CHDCND Triều Tiên cũng có một số hãng sản xuất xe buýt và xe tải nặng như Chongjin Bus chuyên sản xuất những xe buýt cỡ lớn, có thể chở hàng trăm hành khách. ước tính có khoảng 30.000 chiếc xe trong cả nước, chủ yếu tập trung ở Bình Nhưỡng. Một công dân muốn sở hữu xe hơi thường phải là những người có mối quan hệ trong hệ thống quản lý của chính quyền. Ngoài ra Triều Tiên còn sản xuất được xe bus điện[85].

Năm 1950, Nhà máy động cơ Sungri có trụ sở tại Tokchon đã sản xuất xe off-road và xe chở khách đô thị. Những chiếc xe buýt có tên Sungri, Jaju vẫn được vận hành tại CHDCND Triều Tiên đến nay. Năm 1970, CHDCND Triều Tiên đồng ý mua 1.000 chiếc Volvo 144s từ Thụy Điển nhưng không trả tiền cho lô hàng này và được dùng làm taxi cho một số ít người có tiền để đi lại trong thành phố. Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, CHDCND Triều Tiên tràn ngập những mẫu xe của Liên Xô. CHDCND Triều Tiên cho nhập những chiếc Mercedes 190Es và sao chép hầu hết các bộ phận, và kết quả là Kaengsaeng 88 ra đời. Chiếc xe này được trang bị động cơ bốn xi-lanh, không có tản nhiệt, không có điều hòa, và cabin không kín, vì vậy dễ bị bụi bay vào.

Năm 1999, CHDCND Triều Tiên cho phép công ty Pyeonghwa Motors là một công ty liên doanh sản xuất xe nhỏ theo giấy phép của Fiat và Brilliance Auto (Trung Quốc) có trụ sở tại Seoul nhằm mục đích chế tạo xe hơi phục vụ nhu cầu của thị trường CHDCND Triều Tiên và Việt Nam. Pyeonghwa có nghĩa là hòa bình và xe hơi Pyeonghwa Motors được xây dựng là nỗ lực chung giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Năm 2007, Pyeonghwa giới thiệu Junjie, phiên bản Triều Tiên của chiếc Hwiparam II của hãng Brilliance. Chiếc xe được xây dựng trên Fiat Siena cũ, cùng một số chi tiết được nhập khẩu từ Trung Quốc. Pyeonghwa tiếp tục sản xuất SUV mang tên Pyeonghwa Pronto. Đây là mẫu xe được bán tại thị trường Việt Nam do Mekong Auto sản xuất.

Pyeonghwa độc quyền sản xuất xe hơi, mua và bán xe tại thị trường CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, hầu hết người dân CHDCND Triều Tiên không đủ khả năng để mua một chiếc xe hơi. Năm 2003, chỉ có 314 chiếc xe được sản xuất mặc dù nhà máy đã có các cơ sở sản xuất lên đến 10.000 xe mỗi năm. Năm 2005 không quá 400 chiếc, do tình trạng ế ẩm ở trong nước, hãng này đã xuất khẩu sản phẩm sang một số quốc gia khác để bán trong đó có Việt Nam.[86] Năm 2006, tạp chí Ngoại thương CHDCND Triều Tiên quảng cáo mẫu xe hơi sang trọng, được sản xuất bởi Pyeonghwa mang tên Ssangyong Chairman. Đây là chiếc xe được quan chức chính phủ CHDCND Triều Tiên rất ưa chuộng. Năm 2009, Pyeonghwa kiếm được 700.000 USD từ việc bán được 650 xe, trong đó 500.000 USD được chuyển về Hàn Quốc. Đến năm 2012, chủ tịch Pyeonghwa Motors bắt đầu đàm phán để chấm dứt đầu tư.[55][84]

Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên cũng sáng chế ra hình thức xe ô tô chạy bằng than đá, do không có nhiều nguồn cung cấp dầu mỏ nội địa, cũng không có mấy cơ hội để nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài, trong khi nhu cầu vận chuyển phục vụ quân đội lớn, CHDCND Triều Tiên phải vận dụng đến một loại chất đốt là than. Trên thùng xe được gắn một chiếc lò lớn như kiểu nồi hơi để biến than thành hỗn hợp khí sinh học cung cấp cho động cơ xe. Những chiếc xe chở theo chiếc lò than trông cồng kềnh, thô kệch và có tốc độ chậm, nhưng xe chạy bằng than đã giúp CHDCND Triều Tiên đáp ứng nhu cầu vận chuyển rất lớn của quân đội trong điều kiện nguồn dầu mỏ hạn chế.

Công nghệ cao

Bên cạnh các loại hình công nghiệp truyền thống, các sản phẩm công nghệ cao cũng được CHDCND Triều Tiên chú ý, nhất là giai đoạn hiện nay. Điện thoại di động được giới thiệu ở CHDCND Triều Tiên vào năm 2008 thông qua một liên doanh với hãng viễn thông Orascom của Ai Cập, liên doanh này hiện có 2 triệu người dùng ở CHDCND Triều Tiên. Liên doanh này nói rằng họ hiện có hai triệu khách hàng ở CHDCND Triều Tiên. Koryolink là nhà mạng duy nhất ở CHDCND Triều Tiên và người dân nước này vẫn chưa thể dùng di động để gọi đi quốc tế.[87] Năm 2002, một mạng truyền thông nội địa đã ra mắt và một số cơ quan nhà nước đã có trang web riêng[88] Lượng người dùng điện thoại có kết nối 3G đã tăng vọt tại CHDCND Triều Tiên lên mức một triệu người, một triệu điện thoại chỉ chiếm 4% dân số và người dùng chỉ có thể liên lạc với những người cùng mạng, vốn do nhà nước kiểm soát chặt chẽ.[89] Về mạng máy tính, CHDCND Triều Tiên không phổ biến rộng rãi mạng Internet mà chỉ có mạng Intranet, một hệ thống nội bộ trong nước, được phát triển từ năm 2002 để các trang web của một số cơ quan của nhà nước tuyên truyền thông tin hoặc phỏ biến kiến thức khoa học kỹ thuật[90]

CHDCND Triều Tiên trình làng điện thoại di động thế hệ mới

Năm 2013, CHDCND Triều Tiên đã sản xuất được điện thoại di động và cho ra mắt điện thoại thông minh (smartphone) mang tên Arirang theo tên một bài dân ca cổ Triều Tiên có màn hình cảm ứng cùng máy ảnh (camera) độ phân giải cao ở phía sau và có sử dụng hệ điều hành Android của Google.[91][92] Chiếc smartphone đầu tiên chính hãng CHDCND Triều Tiên đã được đưa vào sản xuất đại trà, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người dân trong nước[88] và có thể khơi gợi lòng tự hào dân tộc. Kim Jong-un đích thân đi thị sát nhà máy điện thoại di động, thăm một dây chuyền lắp ráp điện thoại di động, nơi mới sản xuất một dòng điện thoại nội địa có tên Arirang. Công nhân nhà máy này đã phát triển một chương trình ứng dụng bằng tiếng Triều Tiên, đem đến dịch vụ tiện lợi, tốt nhất cho người dùng đồng thời đảm bảo an ninh nghiêm ngặt.

Tuy vậy, vẫn có hoài nghi cho rằng Điện thoại Triều Tiên thực chất là hàng Trung Quốc, theo đó chiếc điện thoại thông minh đầu tiên được CHDCND Triều Tiên giới thiệu là hàng nước này tự sản xuất, có thể là được làm ở Trung Quốc, có khả năng họ đã đặt hàng với một nhà sản xuất Trung Quốc và chuyển tới nhà máy này, nơi họ tiến hành kiểm tra trước khi chính thức bán ra thị trường, tất cả các bộ phận của chiếc điện thoại mang tên Arirang có thể là được chế tạo ở Trung Quốc, riêng công đoạn lắp ráp cuối cùng là được thực hiện tại Triều Tiên[88] hoặc giả tất cả những chiếc smartphone này được làm ở Trung Quốc, chỉ duy nhất vỏ hộp cuối cùng là được sản xuất tại nhà máy mà nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm[93] Báo chí phương Tây ghi nhận KCNA chỉ đăng ảnh các công nhân kiểm tra và đóng gói chứ không phổ biến hình ảnh nào cho thấy các khâu sản xuất và lắp ráp điện thoại di động, do đó họ nghi ngờ rằng có thể điện thoại di động Arirang được sản xuất tại Trung Quốc và chỉ đóng gói tại Triều Tiên,[87] một số chuyên gia nước ngoài cho rằng toàn bộ quá trình sản xuất Arirang có thể được tiến hành ở Trung Quốc còn nhà máy trên chỉ phụ trách công đoạn đóng hộp.[94]

Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng đã từng sản xuất một mẫu máy tính bảng và giới thiệu máy tính bảng tự sản xuất mang tên Samjiyon, chạy trên nền android nhưng không có kết nối internet nhưng được cài sẵn game, ebook, bản đồbách khoa toàn thư. Tất cả ngôn ngữ dùng trên model này đều là tiếng Anh[91][95] Ngoài ra, tại CHDCND Triều Tiên có tablet 7 inch giống iPad. Model này có tên là Achim với cân nặng 300g và pin hoạt động được trong 5 tiếng liên tiếp, mẫu tablet giống iPad đang xuất hiện ngày một nhiều tại CHDCND Triều Tiên và có sức hấp dẫn lớn với học sinh, sinh viên nước này. Sản phẩm được mang tên Achim (Buổi sáng). Achim sở hữu màn hình kích thước 7 inch, nặng 300g đồng thời có pin hoạt động liên tục được trong 5 tiếng đồng hồ (vẫn chưa rõ hệ điều hành được sử dụng trên Achim). Tuy vậy, nhiều người dự đoán rằng sản phẩm này chạy "Red Star", một phiên bản của hệ điều hành Linux từng được Tiều Tiên sử dụng rất nhiều trước đây.[95]

Chính phủ CHDCND Triều Tiên đã xây dựng tại Bình Nhưỡng một trung tâm máy vi tính, phụ trách toàn diện công việc phát triển ứng dụng và phổ cập máy vi tính trên phạm vi toàn quốc, bên dưới có bảy nhánh Trung tâm trực thuộc, hàng năm có hàng vạn người được học tập đào tạo tin học ở các trung tâm này. Đồng thời, tất cả các trường trung học của CHDCND Triều Tiên có điều kiện đều được giảng dạy chương trình tin học; các trường đại học mở các khoa Tin học. Trường Đại học chuyên ngành máy tính cũng đã được thành lập. Ngoài ra, nước này còn xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu tin học từ to đến nhỏ như Trung tâm công nghệ thông tin Triều Tiên, Trường Khoa học máy tính trực thuộc Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành, Viện Nghiên cứu máy tính thuộc Đại học Tổng hợp công nghiệp Jin Se... Hiện nay, tại CHDCND Triều Tiên đã hình thành một hệ thống nghiên cứu phát triển ngành công nghệ tin học. Mạng Internet trong nước đã phát triển ở mức độ nhất định, các cơ quan ban ngành, từ trung ương đến địa phương đều đã liên kết mạng máy tính.[96]

Công nghiệp quốc phòng

Triều Tiên có nền công nghiệp công nghiệp quốc phòng khá phát triển. Họ có khả năng chế tạo hầu hết các loại vũ khí quy ước trang bị cho các quân chủng lục quân, hải quân, không quân; đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của quân đội về các loại vũ khí. Hiện Triều Tiên có 17 nhà máy sản xuất vũ khí bộ binh và pháo binh, 35 nhà máy sản xuất đạn dược, 5 nhà máy sản xuất xe tăng, xe bọc thép, 8 nhà máy chế tạo máy bay, 5 nhà máy sản xuất chiến hạm, 5 nhà máy sản xuất tên lửa có điều khiển, 5 nhà máy sản xuất các phương tiện thông tin liên lạc và 8 nhà máy sản xuất các loại vũ khí sinh hóa. Các loại pháo tự hành mà Triều Tiên có thể tự sản xuất gồm: M-1975 (130 mm), M-1977, M-1978 Koksan, M-1981 (122 mm), M-1985 (152 mm), M-1989 và M-1991 (122 mm). Ngoài ra, Triều Tiên cũng tự sản xuất được xe bọc thép M-1973, xe tăng lội nước M1985 (kiểu 82), xe tăng Chonmaho dựa trên nguyên mẫu T-62 của Liên Xô, xe tăng Pokpoong Ho dựa trên mẫu T-72 của Liên Xô. Các nhà máy quốc phòng của Triều Tiên có thể tự sản xuất các thiết bị thay thế cho nhiều loại máy bay khác nhau, từ MiG-21, MiG-23 cho đến MiG-29 và Su-25.[97][98][99] Triều Tiên có khả năng sản xuất các loại tên lửa chiến thuật và chiến lược với tầm bắn khác nhau từ 150 km đến 15000 km[100]. Đặc biệt Triều Tiên có một chương trình hạt nhân bắt đầu từ năm 1958 đủ khả năng tạo ra bom hạt nhân, và họ đã 6 lần thử bom hạt nhân dưới lòng đất[101].